Không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày, đau nhức xương khớp còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời.
Bệnh đau nhức xương khớp là gì?
Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mọi lứa tuổi. Tình trạng này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như: vai gáy, cổ, lưng, hông, đầu gối, mắt cá chân,... gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và vận động.
Cứng khớp, sưng tấy, đỏ nóng, căng cơ và giảm khả năng vận động là những biểu hiện dễ nhận thấy nhất của bệnh đau nhức xương khớp.
Vì sao bạn hay bị đau nhức xương khớp?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp, trong đó thường gặp nhất là:
- Tuổi tác: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về xương khớp. Theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn, dẫn đến thoái hóa khớp, gây ra các cơn đau nhức.
- Chấn thương: Tai nạn, va đập, té ngã,... có thể gây tổn thương cho xương khớp, dẫn đến tình trạng đau nhức.
- Lối sống: Lười vận động, mang vác vật nặng, ngồi sai tư thế,... là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến đau nhức xương khớp.
- Bệnh lý: Một số bệnh lý như: thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương, bệnh gút,... cũng có thể gây ra các cơn đau nhức.
- Yếu tố khác: Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi, vitamin D, béo phì,... cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ai là "nạn nhân" của những cơn đau nhức xương khớp dai dẳng này?
Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp càng cao do sự lão hóa của sụn khớp. Do đó, người cao tuổi dễ mắc phải bệnh này hơn.
Bên cạnh đó, những người thừa cân, béo phì phải gánh chịu trọng lượng cơ thể quá tải, tạo áp lực lên các khớp, dẫn đến tình trạng đau nhức, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp.
Mặt khác, các hoạt động mang vác nặng, lặp đi lặp lại nhiều lần có thể gây tổn thương sụn khớp, dây chằng, gân hoặc các cấu trúc khác xung quanh khớp. Ngược lại, một số công việc đòi hỏi người lao động phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, hạn chế vận động có thể làm suy yếu cơ bắp, giảm khả năng hỗ trợ khớp, khiến khớp dễ bị tổn thương và đau nhức.
Vận động viên, người chơi thể thao cũng là nhóm có nguy cơ bị đau nhức xương khớp cao hơn bình thường. Chấn thương do chơi thể thao có thể gây tổn thương sụn khớp, dây chằng, gân hoặc các cấu trúc khác xung quanh khớp, dẫn đến đau nhức, đặc biệt là với những môn thể thao có tính đối kháng cao.
Đau nhức xương khớp là vấn đề thường gặp ở vận động viên và người chơi thể thao.
Ngoài ra, nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh về xương khớp, nguy cơ nguy cơ bạn mắc phải những cơn đau nhức dai dẳng này sẽ cao hơn. Do một số bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương,... có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Các biến chứng nặng nề của đau nhức xương khớp
Tình trạng đau nhức xương khớp có thể chỉ là hiện tượng tạm thời, tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng với mức độ ngày càng tăng và đi kèm các triệu chứng nguy hiểm khác.
Dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, các cơn đau nhức xương khớp cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cơn đau khiến họ gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, di chuyển chậm chạp, giảm khả năng lao động và vui chơi giải trí.
Đau nhức xương khớp gây ra nhiều bất tiện, khó khăn trong sinh hoạt thường ngày.
Nghiêm trọng hơn, nếu không được điều trị kịp thời, đau nhức xương khớp có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nặng nề như:
- Biến dạng khớp: Tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm kéo dài khiến sụn khớp bị bào mòn, dẫn đến biến dạng khớp, mất cân bằng cấu trúc, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh.
- Teo cơ: Đau nhức khiến người bệnh hạn chế vận động, dẫn đến tình trạng teo cơ, yếu cơ, giảm sức mạnh và khả năng linh hoạt của cơ bắp.
- Dính khớp: Viêm khớp không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến dính khớp, khiến khớp bị cứng lại, hạn chế cử động, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
- Loãng xương: Một số bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, khiến xương yếu đi, dễ gãy.
- Tăng nguy cơ tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa bệnh lý viêm khớp dạng thấp và nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Ảnh hưởng tâm lý: Đau nhức xương khớp dai dẳng có thể ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, khiến họ dễ bị stress, lo âu, trầm cảm.
Điều trị đau nhức xương khớp
Để điều trị đau nhức xương khớp, có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm:
1. Sử dụng thuốc
Phần lớn những người bị đau nhức xương khớp có thói quen uống thuốc khi cơn đau tái phát. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc giảm đau ngược lại có thể khiến bạn mắc thêm một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể. Đây cũng là lý do tại sao y học hiện đại khuyến khích người bệnh cần ưu tiên sử dụng các phương pháp lành tính, hạn chế dùng thuốc giảm đau khi điều trị bệnh.
Thay vào đó, hiện nay nhiều người quyết định lựa chọn tìm đến các thực phẩm chức năng uy tín, an toàn giúp hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Nhưng điều kiện tiên quyết là bạn cần lựa chọn được sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm chứng chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
2. Thay đổi lối sống
- Giảm cân để giảm áp lực lên khớp.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện tính linh hoạt của khớp.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, glucosamine, chondroitin.
- Tránh các hoạt động gây áp lực lên khớp.
3. Vật lý trị liệu
- Tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện phạm vi chuyển động của khớp và giảm đau.
- Châm cứu giúp kích thích các huyệt đạo trên cơ thể để giảm đau và cải thiện chức năng khớp.
- Massage giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau và cải thiện lưu thông máu.
Tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện phạm vi chuyển động của khớp và giảm đau.
4. Sử dụng các biện pháp tự nhiên
- Chườm nóng/lạnh giúp giảm đau và sưng khớp.
- Dùng các loại thảo dược như nghệ, gừng, boswellia có tác dụng chống viêm, giảm đau.
Khi gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, dù là trong thời gian ngắn hay dai dẳng, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.