Các nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng có thể bạn đang vô tình mắc phải

Các nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng có thể bạn đang vô tình mắc phải

Cơ thể sẽ dễ bị nhiễm bệnh khi sức đề kháng bị suy yếu do nhiều tác nhân, nguyên nhân chủ yếu thường thấy là do khí hậu và môi trường xung quanh, kèm theo chế độ sinh hoạt chưa lành mạnh. Hệ miễn dịch đảm nhiệm vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Do đó, bất kì nguyên nhân nào khiến hệ miễn dịch suy giảm cũng đều khiến sức khỏe đứng trước những mối nguy hại khó lường.

Suy giảm sức đề kháng là gì?

Hệ miễn dịch của cơ thể bao gồm tập hợp các tế bào hạch, bạch cầu, lympho trong máu, lá lách và tủy xương, được phân chia làm 3 loại: miễn dịch tự nhiên, miễn dịch thu được và miễn dịch thụ động. Thông qua cơ chế sinh ra kháng thể hoặc tiêu diệt các tác nhân gây hại bằng cơ chế thực bào, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân xấu gây bệnh.

Vậy nên, nếu sức đề kháng của hệ miễn dịch bị suy giảm, đồng nghĩa với hệ thống bảo vệ và phòng ngự không còn nữa, cơ thể rất dễ bị các tác nhân gây nhiễm khuẩn tấn công. Lúc này, các triệu chứng nhiễm trùng thường kéo dài và tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng tới hoạt động sống, cùng chức năng sinh lý của các hệ cơ quan.

Một số nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng

Suy giảm miễn dịch do khiếm khuyết về mặt di truyền và rối loạn tế bào, do can thiệp phẫu thuật, tia bức xạ X, chấn thương, hoặc do điều trị kìm tế bào,….

Lạm dụng thuốc kháng sinh khi điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn, nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ và làm rối loạn miễn dịch, suy giảm sức đề kháng. Vì vậy, việc dung nạp quá nhiều kháng sinh dễ khiến cơ thể yếu hơn, khả năng chống chịu với vi khuẩn gây bệnh cũng bị ảnh hưởng.

Lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh khiến cơ thể bị rối loạn miễn dịch

Căng thẳng kéo dài làm nồng độ hormone như testosteron và estrogen bị suy giảm gây mất cân bằng, làm cho hệ miễn dịch giảm khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Không uống đủ nước không chỉ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động trì trệ mà còn làm cho quá trình loại bỏ độc tố của thận chậm lại. Nên người uống ít nước thường xuyên gặp tình trạng sức khỏe yếu, dễ mắc bệnh hơn.

Thường xuyên thức khuya cũng làm cho các cơ quan trong cơ thể liên tục hoạt động trong thời gian dài, không được nghỉ ngơi đủ để phục hồi và tái tạo năng lượng. Do đó, việc thức khuya quá thường xuyên khiến cơ thể hạn chế sản xuất melatonin, làm giảm việc tái tạo nhiều tế bào vi khuẩn, đồng thời giảm khả năng chống lại tác nhân gây bệnh.

Thức khuya mang lại nhiều tác hại khôn lường đến sức khỏe, trong đó có suy giảm sức đề kháng.

Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, cần duy trì lối sống lành mạnh, áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học và tích cực rèn luyện thể thao. Bân cạnh đó, chọn lọc bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe phù hợp là giải pháp giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và phục hồi tốt hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hotline: 024 378 76 502