Quên trước quên sau, giảm khả năng tư duy, khó ghi nhớ thông tin và tập trung trong quá trình học tập,… là các biểu hiện thường gặp của suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Nhiều người nghĩ rằng đây là căn bệnh chỉ gặp khi về già, tuy nhiên thực tế cho thấy các tế bào thần kinh đã có thể bắt đầu thoái hóa ngay từ độ tuổi đôi mươi. Để tránh bị suy giảm trí nhớ sớm thì bạn cần bảo vệ và tăng cường sức khỏe não bộ thật tốt. Dưới đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn nắm bắt và khắc phục tình trạng này.
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ khi còn trẻ
Suy giảm trí nhớ được hiểu là tình trạng suy giảm chức năng hoặc quá trình truyền tải thông tin của não bộ. Ngoài những tác động xấu đến sức khỏe và năng suất học tập, làm việc, hội chứng này còn có thể diễn biến thành các bệnh lý sa sút trí tuệ thường gặp ở người già, nghiêm trọng nhất là Alzheimer.
Theo các chuyên gia, lối sống thiếu khoa học là nguyên nhân chính của hiện tượng này, cụ thể:
Chế độ dinh dưỡng kém: Chất dinh dưỡng là nguồn năng lượng cần thiết để não bộ duy trì hoạt động mỗi ngày. Một chế độ ăn thiếu sắt, vitamin nhóm B (B1 và B12) có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào, đồ ngọt... cũng sẽ tạo cơ hội cho các gốc tự do hoạt động gây suy giảm nhận thức. Ngoài ra, uống rượu bia và hút thuốc quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ cũng như nhiều vấn đề khác về sức khỏe.
Stress và căng thẳng kéo dài: Căng thẳng, áp lực về học tập, công việc, con cái và các mối quan hệ trong xã hội,... tác động trực tiếp tới trung tâm thần kinh của não bộ. Khi cơ thể bị stress, các gốc tự do sẽ tăng sinh mạnh mẽ hơn và tấn công não bộ một cách nhanh chóng, dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe, có thể dẫn đến mất trí nhớ.
Mất ngủ: Tình trạng thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc gây suy giảm trí nhớ tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bởi giấc ngủ là thời gian cơ thể được nghỉ ngơi, thực hiện đào thải độc tố cũng như diễn ra quá trình lưu trữ thông tin tới vỏ não. Khi có một giấc ngủ ngon, não bộ sẽ được phục hồi, căng thẳng và stress cũng được giải tỏa, các nguy cơ tổn thương não, suy giảm trí nhớ cũng được hạn chế. Để giúp cơ thể lưu trữ ký ức hiệu quả, bạn cần ngủ đủ 7 - 8 tiếng một ngày và chất lượng giấc ngủ phải đủ sâu.
Bên cạnh đó, một số bệnh lý liên quan đến tim mạch, cơ xương khớp như tuần hoàn máu kém, thiếu máu não,... cũng là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ, gây chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ.
Giải pháp khắc phục suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Để cải thiện và điều trị hiệu quả chứng suy giảm trí nhớ ngay từ sớm, bạn cần lưu ý tới các vấn đề sau:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi lành mạnh
Đảm bảo sự cân bằng của các dưỡng chất nạp vào cơ thể, ưu tiên các thực phẩm giàu omega-3 và vitamin nhóm B như: nấm, ngũ cốc, sữa, cá biển,... kết hợp với rau xanh, trái cây. Các chất kích thích bao gồm rượu bia, thuốc lá hay đồ ăn chế biến sẵn, nhiều đường nên hạn chế sử dụng để bảo vệ não bộ và duy trì sức khỏe.
Các thực phẩm giàu omega-3 và vitamin nhóm B sẽ giúp cho trí não của bạn khỏe mạnh hơn.
Bên cạnh đó, bạn cần giữ thói quen đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya và đảm bảo giấc ngủ mỗi ngày từ 7 - 9 tiếng. Các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động xã hội, hoạt động tương tác cùng hội nhóm,… không chỉ giúp bạn loại bỏ căng thẳng, lo âu mà còn có khả năng tăng cường liên kết giữa các tế bào thần kinh, giúp đầu óc được thư giãn, lạc quan và củng cố trí nhớ.
Sử dụng TPCN tăng cường trí nhớ
Hiện nay rất nhiều loại Thực phẩm chức năng (TPCN) có tác dụng điều trị các triệu chứng suy giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức, mất tập trung,… Điển hình là sản phẩm có chiết xuất từ đậu tương lên men, giàu Fibrinolytic enzymc giúp thúc đẩy tuần hoàn máu tới não, hỗ trợ tăng cường và cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên bạn cần tham khảo và chọn lọc kĩ lưỡng những sản phẩm uy tín, chất lượng cao để tránh gặp phải các tác hại không mong muốn.
Duy trì các hoạt động thể chất
Hãy dành ra 15 - 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục, thể thao thay dù chỉ là những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng thay vì lãng phí quá nhiều thời gian trên mạng xã hội. Ngay cả tập yoga, đi bộ cũng có thể giúp cơ thể ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, thiếu máu não, suy giảm trí nhớ, xương khớp,…
Mặt khác, bạn cũng có thể rèn luyện khả năng ghi nhớ và tăng sự bền bỉ cho tế bào thần kinh bằng các trò chơi trí tuệ như rubik, cờ vua, giải đố, ghép hình,…
Các hoạt động giải trí lành mạnh như chơi thể thao, đọc sách, nghe nhạc, yoga, nuôi thú cưng,... giúp đầu óc được thư giãn và hoạt động tốt.
Tóm lại, bệnh suy giảm trí nhớ ở người trẻ hoàn toàn có thể được khắc phục nếu nắm bắt sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra ngày một nghiêm trọng thì bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra chuyên sâu cũng như chữa trị kịp thời.