Nguyên tắc phòng bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ ba mẹ cần biết

Nguyên tắc phòng bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ ba mẹ cần biết

Thời tiết thay đổi thất thường vào những lúc giao mùa từ nắng nóng chuyển sang mưa sẽ rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, bởi hệ miễn dịch của trẻ vốn chưa hoàn thiện và còn rất yếu. Đặc biệt vào thời điểm này, sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm đường hô hấp trên, cảm cúm, dị ứng,…là những bệnh thường gặp nhất ở trẻ. Vinalink Group xin chia sẻ những thông tin hữu ích đến các bậc phụ huynh để bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt nhất.

Tại sao dịch bệnh thường phát triển vào lúc giao mùa?

Hệ miễn dịch non nớt của trẻ nhỏ khó có thể thích nghi kịp với tốc độ thay đổi chóng mặt của thời tiết vào những lúc giao mùa. Sự thay đổi nhanh trong ngày, “sáng nắng chiều mưa” thất thường kèm theo khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để các virus gây bệnh phát triển và lan nhanh hơn.

Diễn biến phức tạp của khí hậu và môi trường khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh.

Cùng với đó, thời tiết ẩm ướt và độ ẩm cao cũng là yếu tố khiến cho virus, vi khuẩn và các loại nấm sinh sôi nhanh chóng, dễ dàng phát tán mầm bệnh trong không khí. Đối tượng mà những mầm bệnh hướng đến thường là những người có sức đề kháng yếu kém, đặc biệt ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh hệ miễn dịch.

Nguyên tắc phòng bệnh cho trẻ ở thời điểm giao mùa

Nguyên tắc 1: Chế độ ăn uống khoa học

Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống giàu dưỡng chất vừa giúp trẻ phát triển toàn diện, vừa giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Thành phần quan trọng mà ba mẹ cần lưu tâm nhất đó là đạm và các vi chất, gồm kẽm và sắt. Những vi chất thiết yếu này có nhiều trong thịt bò, gà, cá, trứng và hải sản.

Một chế độ ăn có nhiều rau, củ quả chứa dồi dào các vitamin A, B, C cũng giúp ích cho việc tăng cường hệ miễn dịch của con.

Bên cạnh đó, ba mẹ có thể cân nhắc bổ sung các thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cường đề kháng, tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon và nâng cao sức khỏe.

Xây dựng chế độ ăn uống giàu dưỡng chất có thể giúp bé phát triển toàn diện và khoẻ mạnh.

Nguyên tắc 2: Chăm sóc đúng cách khi trẻ mắc bệnh

- Cần mặc quần áo thoáng mát cho trẻ khi bị sốt, uống nhiều nước, lau mát cho trẻ và nên đứa trẻ đến cơ sở y tế để khám.

- Nhiều trường hợp khiến bé ho, đây là phản xạ phòng vệ tự nhiên của cơ thể giúp tống xuất đàm nhớt, virus, vi khuẩn ra khỏi đường hô hấp. Để làm giảm cơn ho đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, cha mẹ nên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Còn đối với trẻ trên 12 tháng tuổi thì có thể sử dụng ½ muỗng cà phê mật ong cho bé trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm cơn ho và ngủ sâu giấc.

- Khi trẻ nôn ói và tiêu lỏng là lúc hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề. Nếu bé chỉ ói và tiêu lỏng ít, có thể bổ sung nhiều nước cho bé để tránh mất nước, đồng thời ăn nhiều thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Cần cẩn trọng khi tình trạng nặng hơn trong nhiều ngày thì nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế.

Nguyên tắc 3: Chủ động tiêm phòng cho trẻ

Cúm mùa là căn bệnh vô cùng phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới, và trẻ được tiêm ngừa căn bệnh này nếu mắc phải cũng sẽ có triệu chứng nhẹ hơn. Hiệu quả của tiêm ngừa đạt 96 - 97%, do đó các ba mẹ nên cho trẻ tiêm ngừa cúm, đặc biệt là các bé trên 6 tháng tuổi.

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên cho bé uống ngừa tiêu chảy cấp do virus Rota gây ra. Việc tiêm phòng cũng cần đúng lịch và đủ mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế là cách phòng bệnh an toàn và hiệu quả đối với trẻ nhỏ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hotline: 024 378 76 502