Lá gan - anh hùng thầm lặng của cơ thể

Lá gan - anh hùng thầm lặng của cơ thể

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, mang vai trò đặc biệt quan trọng giúp duy trì sức khỏe. Tế bào gan là nơi sản sinh dịch mật và dự trữ chúng trong túi mật để đảm bảo chức năng sản xuất mật của gan. Ngoài ra, gan cũng có khả năng tái tạo nhu mô bị mất, chuyển hóa, dự trữ, đào thải độc tố. Khi gan bị nhiễm bệnh thường rất nguy hiểm bởi giai đoạn đầu thường không có biểu hiện lâm sàng. Vậy việc tăng cường chức năng gan có cần thiết hay không? Vinalink Group xin chia sẻ tới bạn rõ hơn về bộ phận này trong bài viết sau.

Cấu tạo và chức năng của gan

Gan nằm ở vị trí giữa ổ bụng, ngay dưới lồng ngực, phía bên tay phải và tiếp giáp với nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Ở người trưởng thành, gan có kích thước bề ngang dài 25-28 cm, bề trước sau rộng 16-20 cm, chiều cao (độ dày) từ 6 – 8 cm.

Được cấu tạo bởi bao gan, mô gan, mạch máu và đường mật, gan được giữ ở vị trí cố định nhờ hệ thống tĩnh mạch, dây chằng.

Tại sao cần tăng cường chức năng gan

Do đảm nhiệm nhiều vai trò mang tính sống còn của cơ thể mà không cơ quan nào khác có thể thay thế được, nên khi gan bị rối loạn và mắc bệnh khi hoạt động quá sức sẽ gây ra các triệu chứng bệnh lý nghiêm trọng.

Đặc biệt, khi môi trường sống, thực phẩm đều bị ô nhiễm nặng nề, kèm theo lối sống không khoa học của nhiều người như sử dụng nhiều rượu, bia, chất kích thích, ăn nhiều dầu mỡ,…sẽ kiến lá gan phải hoạt động hết công suất để đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.

Gan đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể đào thải độc tố và ngăn chặn bệnh tật

Vậy nên, việc tăng cường chức năng gan là rất cần thiết để gan có thể đảm bảo mọi hoạt động sinh lý và cân bằng nội môi, trước những tác động tiêu cực của môi trường và lối sống “vội” của chúng ta ở thời kỳ hiện đại hóa, công nghiệp.

Cách bảo vệ gan khỏe mạnh

Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng: Ăn nhiều trái cây cùng chất xơ từ rau, quả hạch, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Đảm bảo bổ sung protein cho các enzym giúp cơ thể giải độc một cách tự nhiên.

Hạn chế uống rượu, bia và đồ ăn nhanh: Tiêu thụ quá nhiều rượu có thể gây tổn hại cho các tế bào gan. Theo thời gian, tổn thương gan gây tích tụ mỡ trong gan, viêm gan hoặc xơ gan. Ngoài ra, cần hạn chế ăn thực phẩm có chất kích thích cao như: đồ nóng, chiên, xào, nhiều gia vị,… Bởi chúng là nguyên nhân làm suy yếu và gây nên những bệnh lý ở gan như: ung thư, viêm gan, xơ gan…

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể đốt chất béo, giảm mỡ gan. Trường hợp có bệnh lý tim mạch, hô hấp, cần tập luyện theo chế độ chuyên khoa hướng dẫn để đảm bảo an toàn. Tránh tập luyện quá sức làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Duy trì việc kiểm tra gan định kỳ: Hầu hết mọi người thường không có biểu hiện trong giai đoạn đầu của bệnh lý gan. Khi khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu tổn thương gan sớm để phòng ngừa và điều trị.

Đặc biệt ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh gan mạn tính hoặc có yếu tố nguy cơ cao, lạm dụng bia rượu, tiếp xúc hóa chất độc hại cho gan, cần đi khám để được tư vấn, điều trị kịp thời.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hotline: 024 378 76 502