Sức khỏe đường ruột ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể, và có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống miễn dịch, tâm trạng, tinh thần, nội tiết,...Do đó chúng ta cần nhận diện sớm nhất các bệnh đường ruột để có biện pháp phòng tránh kịp thời, cũng như điều trị bệnh không gây biến chứng nặng hơn. Bài viết sau của Vinalink Group sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích nhất về 04 bệnh đường ruột thường gặp.
Những đặc điểm nhận biết đường ruột không khỏe
Tần suất công việc dày đặc trong thời buổi hiện đại hóa khiến chúng ta thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng mệt mỏi, cùng lối sống bận rộn, chưa được khoa học như thức khuya, ăn thực phẩm chế biến sẵn và chứa nhiều đường,…gây nên những ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của đường ruột. Khi hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thì sẽ phát sinh một số triệu chứng có thể xảy ra như:
- Chướng bụng.
- Cảm giác thèm ăn đồ ngọt, nhiều đường tăng cao.
- Cân nặng thay đổi không do chế độ ăn hay luyện tập.
- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Kích ứng da như bệnh chàm do viêm ruột có thể làm tăng tiết protein ra ngoài cơ thể.
Bệnh thường gặp ở đường ruột
1. Viêm đường ruột
Các rối loạn liên quan đến tình trạng viêm mô mãn tính trong đường tiêu hóa được gọi là viêm đường ruột. Với những triệu chứng đặc trưng là tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân bất thường và chảy máu trực tràng.
2. Nhiễm trùng đường ruột
Căn bệnh nhiễm trùng đường ruột thường có dấu hiệu đặc trưng là tiêu chảy dạng phân nước hoặc nhớt, diễn ra liên tục trong vài ngày, nôn và buồn nôn. Nguyên nhân chủ yếu do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, những loại thực phẩm có chứa sinh vật như nấm men, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
Các bệnh đường ruột đều khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống.
3. Viêm đại tràng co thắt
Bệnh lý viêm đại tràng co thắt do rối loạn đường ruột chức năng với tình trạng đau bụng kéo dài liên quan đến quá trình đại tiện/ và hoặc thay đổi thói quen đại tiện. Khi bị bệnh viêm đại tràng co thắt, người bệnh sẽ có những biểu hiện như táo bón, tiêu chảy, hoặc xen lẫn táo bón và tiêu chảy, kèm chướng bụng, đầy tức bụng. Căn bệnh này nếu không điều trị sớm, sẽ có xu hướng trở thành bệnh mãn tính.
4. Viêm loét dạ dày tá tràng
Khi tá tràng có dấu hiệu bị viêm loét thì được gọi là viêm loét dạ dày tá tràng. Niêm mạc bên trong cùng của đường tiêu hóa có chức năng sản xuất chấy nhày và enzyme có chức năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Do sự tác động của vi khuẩn H.pylori và thuốc giảm đau chống viêm không steroid gây ra tổn thương của niêm mạc, cùng tình trạng viêm loét dẫn đến cơn đau thượng vị và một số triệu chứng gây khó chịu khác cho người bệnh. Ngoài ra, khi lớp niêm mạc bị tổn thương, sẽ làm suy giảm khả năng sản xuất chất nhày, tạo điều kiện thuận lợi để axit dạ dày phá hủy những lớp mô bên dưới.
Đây là những căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm. Do đó hãy đi khám chuyên khoa ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường để được tư vấn và thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tham khảo bổ sung các thực phẩm chức năng uy tín có tác dụng hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng, làm giảm các triệu chứng của viêm đại tràng và rối loạn tiêu hóa. Qua đó, thúc đẩy quá trình tiêu hoá diễn ra dễ dàng hơn.