Bệnh da liễu tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng đặc biệt khiến người mắc phải cảm thấy khó chịu, tự ti và mặc cảm da mất thẩm mỹ ở bề mặt da. Nguyên nhân hình thành thường do vấn đề vệ sinh, dị ứng, vi khuẩn, virus hoặc do cơ địa của người bệnh. Dễ gặp nhất là viêm da, nấm da, nổi mề đay-mẩn ngứa. Hãy cùng Vinalink Group tìm hiểu rõ hơn về 3 bệnh da liễu trong bài viết dưới đây nhé.
3 bệnh da liễu khó chịu nhất thường gặp
Bệnh viêm da
Có đến 20% dân số người Việt Nam mắc bệnh viêm da, và có rất nhiều loại viêm da khác nhau được phân chia thành các giai đoạn cấp tính (khởi phát), mạn tính (tái phát nhiều lần). Người bệnh mắc phải viêm da khi có tổn thương ở da do viêm, kèm theo nhiều hình thức khác nhau như sưng, đỏ, ngứa, phồng rộp, phát ban hoặc bị bong da.
Viêm da cũng được chia làm 3 loại dễ gặp nhất là: Viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã. Ngoài ra, viêm da còn có dạng khác như viêm da ứ máu và viêm da cơ địa.
Bệnh da liễu khiến người bệnh mệt mỏi, tự ti và gây nhiều phiền toái trong cuộc sống
Nhìn chung, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh viêm da, nhưng một số yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh là:
- Di truyền từ người nhà mắc bệnh viêm da.
- Người có tiền sử bị dị ứng.
- Người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi.
- Người bị suy giảm sức đề kháng.
- Người bị hen suyễn.
- Yếu tố khác: thường xuyên sử dụng chất tẩy rửa công nghiệp gây khô và mất lớp dầu bảo vệ da, thay đổi độ cân bằng pH của da.
Bệnh nấm da
Tình trạng nấm da được hình thành bởi các loại nấm khác nhau, ảnh hướng đến nhiều vùng trên cơ thể. Tùy thuộc vào bộ phận bị nhiễm trùng nấm mà bệnh được đặt tên nhận biết cụ thể như nấm thân, nấm da đầu, nấm mặt, nấm móng,…
Do đặc thù khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm tại Việt Nam là điều kiện lý tưởng cho các loại nấm lây lan và phát triển. Cùng với đó, cuộc sống bận rộn kèm theo chế độ sinh hoạt không hoa học cũng tạo điều kiện cho nấm da phát triển nhanh hơn.
Nấm da phát triển thuận lợi trong môi trường có độ pH từ 6,9 đến 7,2. Và việc vệ sinh không sạch sẽ cũng dễ dàng dẫn đến nấm vùng kín, những nơi hay ra mồ hôi như kẽ tay, kẽ chân, sử dụng xà phòng không đúng cách. Đồng thời, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch hoặc phụ nữ bị rối loạn nội tiết khiến sức đề kháng giảm mạnh, giúp nấm sinh sôi.
Mề đay – mẩn ngứa
Người bệnh khi bị mề đay – mẩn ngứa rất khó để phát hiện nguyên nhân chính xác và khi mắc bệnh sẽ hình thành trình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da, niêm mạc với các tác nhân gây dị ứng cho cơ thể. Thông thường, vị trí da bị dị ứng sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ (hay còn gọi ban đỏ) rất ngứa và có xu hướng lan rộng khắp người. Bệnh không có dấu hiệu báo trước mà có thể phát bất cứ lúc nào.
Cách phòng ngừa các bệnh da liễu
Để tránh mắc phải các bệnh da liễu khó chịu trên, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và tắm rửa, đảm bảo cho làn da khô thoáng và sạch sẽ, nhất là sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc sau khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi.
Cũng đừng quên tẩy tế bào chết cho da hàng tuần và giặt sạch chăn, gối thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn.
Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời: Khi ra trời nắng nóng cần bảo vệ da thật kỹ bằng cách sử dụng kem chống nắng, mặc quần áo dài, che chắn kỹ.
Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng: Làn da rất nhạy cảm và cần các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng. Do đó, chú ý bổ sung các loại vitamin, chất xơ có trong rau củ quả tươi. Đồng thời hạn chế sử dụng các chất kích thích, cà phê hoặc thực phẩm có thể gây dị ứng như tôm, cua, mực,…
Uống nước đều đặn: Uống nước giúp cơ thể càng đào thải các độc tố và phục hồi da tốt hơn. Hãy rèn luyện cho mình thói quen uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
Ngoài ra, thay thế những loại sữa tắm nhiều hương liệu bằng những dòng sản phẩm không có thành phần chất tẩy rửa nhân tạo. Nên sử dụng một số loại thảo mộc (bưởi, bồ kết, hương nhu, ngải cứu, cúc) để tắm sẽ giảm tình trạng khô da, nứt nẻ.