Để phòng ngừa bệnh cúm mùa cho trẻ bố mẹ cần ghi nhớ những điều này

Để phòng ngừa bệnh cúm mùa cho trẻ bố mẹ cần ghi nhớ những điều này

Vào mùa đông, nhiệt độ môi trường và độ ẩm không khí thấp là điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển, gây bệnh cúm mùa ở trẻ em. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh rất dễ gây ra các biến chứng khôn lường. Do đó, các bố mẹ tuyệt đối không thể chủ quan trong việc phòng ngừa bệnh cúm mùa cho trẻ, nhất là ở trẻ dưới 2 tuổi.

Cúm mùa ở trẻ em - Nguyên nhân và triệu chứng

Cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm theo đường hô hấp cấp tính, do virus cúm loại A, virus cúm loại B hoặc C gây ra. Bệnh dễ lây lan và thường đi kèm với các triệu chứng như sốt đột ngột, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau họng và chảy nước mũi, ho.

Các triệu chứng ban đầu ở trẻ mắc cúm mùa rất giống với bệnh cảm lạnh thông thường, dễ thấy nhất là tình trạng mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, có thể xảy ra nôn mửa và tiêu chảy. Tuy nhiên sau vài ngày, các triệu chứng của bệnh sẽ rõ rệt và nghiêm trọng hơn.

Trẻ khi mắc cúm mùa nếu không được điều trị kịp thời dễ tiến triển nặng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm: suy hô hấp, viêm phổi, hen phế quản, suy tim, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu,...

Cúm mùa ở trẻ em có thể chuyển nặng thành bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Làm gì để phòng ngừa bệnh cúm mùa ở trẻ?

Cúm mùa có khả năng lây lan rất nhanh chóng và trẻ có thể mắc đi mắc lại bệnh nhiều lần. Để giúp trẻ phòng tránh bệnh cúm mùa, các bố mẹ nên chủ động bảo vệ sức khỏe cho trẻ thật tốt trước những nguy cơ nhiễm bệnh, bằng cách:

Cho trẻ tiêm vaccine phòng cúm

Đây là biện pháp phòng ngừa cúm mùa hiệu quả nhất hiện nay, áp dụng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi và cần được nhắc lại hàng năm. Việc này không chỉ giúp phòng bệnh cho người được tiêm mà còn làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm thành dịch trong cộng đồng.

Trẻ tốt nhất nên được tiêm vaccine phòng cúm hàng năm.

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày

Bệnh cúm mùa thường lây truyền thông qua giọt bắn của người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Do đó, các gia đình có trẻ nhỏ cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường đông người và nên vệ sinh nhà cửa, đồ vật trong nhà thường xuyên. Nếu phải ra ngoài, bố mẹ nên cho bé đeo khẩu trang cẩn thận, tránh tiếp xúc gần với người khác.

Bên cạnh đó, các bố mẹ cũng cần nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay sát khuẩn với xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn diệt khuẩn, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối và đảm bảo vệ sinh cá nhân. 

Giúp trẻ tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khỏe

Ngoài thói quen sinh hoạt thường ngày, khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin cũng là yếu tố quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng, phòng tránh cúm mùa cũng như các bệnh mùa lạnh ở trẻ.

Bố mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin A, C, E, B12, Kẽm trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ như: trứng gà, sữa, đỗ tương, chuối, súp lơ xanh, ớt chuông xanh, trái cây, rau cải và những loại rau lá xanh khác. 

Mặt khác, phụ huynh có thể lựa chọn sử dụng thêm một vài sản phẩm thực phẩm chức năng uy tín để hỗ trợ tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khỏe cho trẻ, hạn chế nguy cơ mắc bệnh và phòng tránh biến chứng hiệu quả.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hotline: 024 378 76 502